dự án cao tốc Tp. Hồ Chí Minh - Chơn Thành

Cao tốc TP. HCM - Chơn Thành sẽ được triển khai như thế nào?

Được đề xuất triển khai từ nay đến năm 2025. Cao tốc TP. HCM – Chơn Thành dự kiến sẽ đi qua 3 tỉnh thành gồm: TP HCM, Bình Dương và Bình Phước. Với tổng số vốn đầu tư lên đến 36.000 tỷ đồng. Tuyến đường này dự kiến dài khoảng 70 km, rộng 64 m cho 6-8 làn xe. Nguồn vốn được Nhà nước đề xuất đầu tư khoảng 17.000 tỷ đồng từ.  Số vốn còn lại được huy động theo hình thức kêu gọi các nhà đầu tư tham gia.

Đây là tuyến đường huyết mạch nối liền vùng nam Tây Nguyên, xuyên qua vùng lõi kinh tế trọng điểm phía nam, với trung tâm kinh tế lớn nhất nước là TP. HCM, kết nối để đưa hàng hoá từ các cảng biển TP.HCM về các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước.

Phân bổ vốn đầu tư dự án qua địa phận các tỉnh thành

 

Trong đó, đoạn qua Bình Dương đi qua Thành phố Thủ Dầu Một, dự tính dài 57 km. Bao gồm 28 km đi trên cao và xây dựng thêm khoảng 10 cầu vượt, kinh phí ước tính 30.000 tỷ đồng. 

Tên dự án: Cao tốc TP HCM – Chơn Thành

Quy mô: 70 km gồm 6-8 làn xe

Điểm đầu: Huyện Chơn Thành 

Địa phận đi qua: TP.HCM, Bình Dương, Bình Phước

Điểm cuối: Nút giao Gò Dưa (Vành đai 2, Thủ Đức, TP.HCM

Vốn đầu tư: 36.000 tỉ đồng

Các đoạn còn lại qua địa phận TP HCM dài 1,5 km, từ nút giao Gò Dưa chạy trên cao đến ranh tỉnh Bình Dương, đầu tư khoảng 3.000 tỷ đồng. Đoạn qua Chơn Thành – Bình Phước dài khoảng 11,5 km. Bao làm 6 làn xe đồng bộ với cao tốc Đăk Nông – Chơn Thành, kinh phí 3.000 tỷ đồng.

Lợi ích khi tuyến cao tốc TP.HCM - Chơn Thành đưa vào sử dụng

Cao tốc TP.HCM – Bình Dương – Bình Phước được kỳ vọng là tuyến đường huyết mạch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế liên vùng. Dự án hoàn thiện  sẽ giúp nối liền tuyến Cao tốc vành đai 2, đồng thời giảm tải áp lực cho tuyến Quốc lộ 13 đi qua địa phận tỉnh Bình Dương. Ngoài ra, cao tốc còn giúp các tỉnh Đông Nam Bộ đồng bộ mạng lưới giao thông, rút ngắn thời gian và lộ trình di chuyển, tăng cường kết nối với Khu vực Nam Tây Nguyên từ đó phát triển kinh tế, xã hội.