Tổng kết quý 1 năm 2021, thị trường bất động sản khởi sắc với các cơn sốt đất trỗi dậy từ bắc chí nam. Tuy nhiên, chắc hẳn những người đầu tư bất động sản giàu kinh nghiệmsẽ không lấy làm lạ. Bởi đây không phải là cơn sốt đất đầu tiên. Cùng Phú Minh Hưng điểm lại các cơn sốt BĐS tại Việt Nam từ trước đến nay nhé!

lịch sử các cơn sốt đất tại Việt Nam

Cơn sốt đất lần đầu tiên giai đoạn 1993 -1994

Cơn sốt đất đầu tiên xuất hiện vào đúng thời điểm Luật đất đai được ban hành và có hiệu lực. Luật này quy đinh người dân có quyền sang nhượng mua bán các loại BĐS. Các điều kiện về việc chuyển nhượng đất đai cũng được Nhà nước nới lỏng. Kinh tế giai đoạn này được xem là tăng trưởng mạnh khi GDP năm 1993 tăng tới 8,1%, 1994 là 8,8%. Đỉnh điểm, năm 1995 tăng tới 9,5%. Việc chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường cũng góp phần thúc đẩy giá nhà đất tăng gấp 4 lần.

bất động sản sài gòn năm 1993

Thời điểm đó, loại hình BĐS chính lúc này là đất nền. Tuy nhiên chưa có khái niệm phân lô bán nền như hiện nay. Chủ yếu đất được bán nguyên mảnh hoặc tách ra làm 2 hoặc 3 thửa nhỏ. Việc mua bán diễn ra khá rầm rộ. Đến năm 1995, để quản lý thị trường, Nhà nước ban hành quy định chống đầu cơ, khiến cho việc sốt đất dần hạ nhiệt và trở lại trạng thái cân bằng.

Cơn sốt đất lần 2 giai đoạn  2001 – 2002

Sau nhiều năm ổn định, đến năm 2001, giá vàng trên thị trường tăng mạnh tác động đến thị trường bất động sản. Do đó, cơn sốt đất lần 2 manh nha xuất hiện. Giá bất động sản lúc này đã tăng từ 2,5 – 3 lần (tương đương với 16,5 – 20,1% năm). Việc định giá và thanh toán bất động sản thường được quy đổi thành vàng.

 

giá vàng tăng cao làm thị trường bất động sản cũng nóng dần lên

Tuy nhiên, tại thời điểm này, sự tăng mạnh của giá vàng, sự xuất hiện của thị trường chứng khoán đã thu hút các nhà đầu tư. Thị trường bất động sản phát triển đến cuối năm 2002 thì bắt đầu hạ nhiệt.

Sốt đất lần 3 giai đoạn 2007 - 2008

Đến đầu năm 2007 – 2008, nhu cầu về nhà ở của cư dân gia tăng mạnh. Thị trường BĐS Việt có dấu hiệu nóng trở lại tạo ra một cơn sốt BĐS mới. Thời điểm này, con sốt vàng sau khi lập đỉnh thì hạ nhiệt. Thị trường chứng khoán ảo bắt đầu lao dốc. Vì vậy, các nhà đầu tư chuyển kênh đầu tư vào bất động sản theo nhu cầu của thị trường. Tốc độ tăng của BĐS thời gian này vào lúc đỉnh điểm đạt 3- 5 lần. Đây cũng là lần đầu tiên trên thị trường, khái niệm “bong bóng bất động sản” được nói đến. Đây cũng là thời điểm các dự án chung cư chào sân nhưng chưa nhận được sự quan tâm của khách hàng. Đất nền vẫn chiếm thế thượng phong trong các giao dịch.

Năm 2007, để mua được căn hộ tại TP.HCM, người dân phải xếp hàng, chen lấn xô đẩy và đặt cọc hàng trăm triệu đồng.

Đầu năm 2009 tình hình lạm phát tăng cao 19,89%, đồng tiền mất giá. Cũng tại thời điểm này ngân hàng siết lãi suất cho vay, tăng lãi suất, khiến cho người đầu tư không dám mượn tiền để đầu tư. Đồng thời, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra khiến Việt Nam bị ảnh hưởng. Thị trường Bất động sản vì thế cũng lâm vào cảnh đóng băng.

Giai đoạn 2013 - 2020: Tăng trưởng sôi động

Từ năm  2014, sau thông tin Nhà nước bung ra gói 30.000 tỷ hỗ trợ cho người mua, BĐS Việt Nam có những chuyển biến tích cực và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Các nhà đầu tư bắt đầu quay trở lại rót vốn vào thị trường. Các dự án được triển khai rầm rộ. Nhiều loại hình bất động sản xuất hiện đa dạng, phù hợp với thị hiếu như đất nền dự án, nhà phố, căn hộ giá rẻ, căn hộ cao cấp, nhà phố biệt lập… khiến thị trường bất động sản trở nên sôi động trở lại.

Cơn sốt đất 2007-2008

Hiện nay, cơn sốt đất 2021 vẫn đang diễn ra, đem đến nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư. Theo đánhgiá của các chuyên gia, sốt đất 2021 là dựa trên nhu cầu thực tế của thị trường. Đến thời điểm hiện tại, sự tăng trưởng về giá bất động sản vẫn chưa lập đỉnh như các lần trước. Mặt khác, chính quyền và các cơ quan chức năng hiện nay đã nhanh chóng vào cuộc và có những biện pháp để minh bạch thông tin, kiểm soát thị trường. Do đó, sẽ hạn chế tối đa các nguy cơ vỡ bong bóng nhà đất hay đóng băng thị trường như nhiều người lo ngại.