Không chỉ có giá sắt thép tăng vọt lên 40%. Nhiều vật liệu xây dựng khác như cát, xi măng, gạch xây, gạch ốp… cũng đồng loạt tăng giá. Điều này khiến các chủ đầu tư và giới thầu xây dựng căng thẳng, lo lắng.

Giá thép và vật liệu xây dựng tăng cao

Từ Qúy 1/2021 đến nay, thị trường vật liệu xây dựng đang tăng giá từng ngày. Cụ thể,  giá thép phi 6 Việt Mỹ trong quý IV/2020 là 13.145 đồng/kg. Thì hiện nay, giá thép này ở Đà Nẵng được bán 18.370 đồng/kg, tăng 40%. Trong khi đó, giá thép do Sở Xây dựng Đà Nẵng công bố với nhà thầu áp dụng thanh quyết toán cũng chỉ là 13.805 đồng/kg.

gia vạt lieu xay dung tang cao tung ngay

Theo tổng kết quý I/2021, giá thép trong nước đều đồng loạt tăng giá từ 30% đến 40% so với quý IV/2020. Các nhà thầu cho biết đang đứng trước nguy cơ vỡ trận. Nhiều nơi có nguy cơ phá sản do tình hình giá thép tăng đột biến. 

các vật liệu xây dựng khác cũng đua nhau tăng giá

Ngoài thép, nhiều thương hiệu xi măng cũng điều chỉnh mức giá. Giá xi măng tăng từ 30.000 – 40.000 đồng/tấn. Các thương hiệu như Xi măng Công Thanh, Bỉm Sơn, Vicem Hoàng Mai điều chỉnh tăng 30.000 đồng/tấn, xi măng Hoàng Long, Xuân Thành, Duyên Hà, Long Sơn… tăng 40.000 đồng/tấn.

Trên thị trường, giá các vật liệu xây dựng đi kèm cũng tăng quá cao. Và hiện đang có chiều hướng tăng tiếp. Cát tăng gấp 2,5- 3 lần; sắt thép và xăng dầu tăng gần gấp đôi; cấp phối đá dăm tăng gần gấp rưỡi…

Bất động sản bị ảnh hưởng như thế nào khi giá vật liệu xây dựng tăng?

Thực tế, các nhà thầu xây dựng bị tác động trực tiếp bởi việc tăng giá vật liệu là hiển nhiên, song các doanh nghiệp bất động sản cũng sẽ là đối tượng chịu ảnh hưởng. Đặc biệt là phân khúc bất động sản căn hộ, nhà ở, biệt thự…

thị trường bất động sản cũng bị ảnh hưởng từ giá vật liệu xây dựng

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) đã chỉ ra tác động của việc tăng giá vật liệu xây dựng lên giá thành nhà ở, bằng cách phân tích giá bán của một sản phẩm bất động sản. Công thức giá bán này bao gồm tổng của ba yếu tố: Giá thành xây dựng; chi phí bán hàng và lợi nhuận kỳ vọng. Trong đó, trong chi phí xây dựng thì chi phí vật liệu chiếm khoảng 60%. Do đó, khi giá vật liệu xây dựng tăng thì giá bất động sản đương nhiên sẽ tăng theo.

Ai chịu ảnh hưởng nhiều nhất?

Đối với dự án mà chủ đầu tư giao cho nhà thầu thi công trọn gói thì việc tăng giá vật liệu sẽ tác động trực tiếp đến các nhà thầu xây dựng. Trường hợp nhà thầu có tâm, họ sẽ chịu lỗ để giữ uy tín thương hiệu. Trường hợp nhà thầu “bỏ của chạy lấy người”, chấp nhận phạt hợp đồng thì nhà đầu tư sẽ là người ảnh hưởng trực tiếp.

Nếu trường hợp nhà thầu không có tâm, lựa chọn rút ruột công trình, giảm khối lượng vật tư theo dự toán, thì chất lượng của công trình là thứ bị ảnh hưởng, đồng nghĩa với uy tín và thương hiệu của chủ đầu tư đi xuống.

Đối với dự án chủ đầu tư tự lo khâu chuẩn bị vật liệu, chỉ giao cho nhà thầu thi công, vật liệu tăng giá sẽ kéo theo giá bán bất động sản tăng. Cuối cùng, người mua nhà là đối tượng phải chịu những chi phí này.

Việc giá vật liệu xây dựng tăng bất thường trong thời gian gần đây dẫn đến hệ luỵ là nhiều nhà thầu thi công chậm trễ thời gian trong hợp đồng, khiến chủ đầu tư không giải ngân đạt kế hoạch. Vì vậy, các ngành chức năng nên nhanh chóng đưa ra giải pháp hữu hiệu để tháo gỡ kịp thời.