TỔNG HỢP DANH SÁCH 19 TUYẾN CAO TỐC KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ VÀ CÁC TỈNH PHÍA NAM

Hiện nay, những dự án đón đầu phát triển hạ tầng, liền kề tuyến cao tốc luôn thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư. Điều này đã cho thấy rằng, cơ sở hạ tầng phát triển tới đâu, bất động sản sẽ tăng giá theo tới đó. Và không ngoại trừ các tỉnh phía Nam – nơi các dự án có tuyến cao tốc chạy qua đang rất được lòng giới đầu tư.

Sau đây, Phú Minh Hưng xin được phép tổng hợp các cao tốc khu vực phía Nam. Đã, đang và sắp triển khai giai đoạn 2021 – 2025. Nhằm giúp quý anh/chị có thêm thông tin tham khảo. 

1. Cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết (đang triển khai)

Đã được khởi công tháng 9 năm 2020.

– Độ dài tuyến cao tốc: 100,8 km

– Quy mô: 6 làn xe, mặt đường 32m

– Lộ trình:

  • 20 km và nút giao Vĩnh Hảo (huyện Tuy Phong);
  • 14 km và nút giao Chợ Lầu (huyện Bắc Bình);
  • 17 km và nút giao Đại Ninh (huyện Bắc Bình);
  • 49,6 km cùng hai nút giao Ma Lâm và Phan Thiết.

– Tổng vốn đầu tư dự kiến: gần 11.000 tỷ đồng

Năm hoàn thành dự kiến: năm 2022.

2. Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây (đang triển khai) thuộc tuyến đường cao tốc Bắc - Nam

– Độ dài tuyến cao tốc: khoảng 99km.

– Quy mô: 6 làn xe, mặt đường hơn 32m.

– Lộ trình:

  • Điểm đầu đi qua các địa phương: Hàm Cường, Hàm Minh, Tân Lập ( huyện Hàm Thuận Nam), Sông Phan, Tân Phúc, Tân Đức (huyện Hàm Tân).
  • Điểm cuối tại khoảng Km43+125; Đi qua địa bàn các địa phương: Xuân Hòa, Xuân Hưng, Xuân Tâm, Xuân Hiệp, Suối Cát, Lang Minh, Xuân Phú, Bảo Hòa (huyện Xuân Lộc), Hàng Gòn (thành phố Long Khánh), Xuân Bảo, Nhân Nghĩa, Xuân Quế, Sông Nhạn (huyện Cẩm Mỹ) và xã Lộ 25 (huyện Thống Nhất).

– Tổng vốn đầu tư công: 12.500 tỷ đồng.

– Năm hoàn thành dự kiến: năm 2022.

3. Tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây (đã đi vào sử dụng)

– Độ dài tuyến cao tốc: 55,7km

– Quy mô: 4 làn xe, mặt đường rộng 26,5m.

– Lộ trình: là cao tốc nối TP. Hồ Chí Minh với Đồng Nai. điểm đầu tại nút giao thông An Phú, thuộc Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh và điểm cuối là nút giao thông Dầu Giây, huyện Thống Nhất, Đồng Nai. Đoạn Long Thành – Dầu Giây thuộc hệ thống đường bộ cao tốc Bắc – Nam.

– Tổng vốn đầu tư: 12.500 tỷ đồng.

– Năm hoàn thành: năm 2015.

4. Cao tốc Biên Hòa – Phú Mỹ - Vũng Tàu (dự kiến triển khai năm 2021)

– Độ dài tuyến cao tốc: 53,7km

– Lộ trình:

  • Điểm đầu tại tuyến Võ Nguyên Giáp thuộc phường Phước Tân, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, đi qua địa bàn các xã, phường: Phước Tân, Tam Phước (thành phố Biên Hòa), An Phước, Long Đức, Lộc An, Long An, Long Phước, Phước Thái (huyện Long Thành) của tỉnh Đồng Nai; Mỹ Xuân, Phú Mỹ, Tóc Tiên, Châu Pha (thị xã Phú Mỹ), Long Hương (thành phố Bà Rịa), phường 12 (thành phố Vũng Tàu) của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).
  • Điểm cuối là nút giao thông Ông Từ thuộc phường 12, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

– Tổng vốn đầu tư dự kiến: 18.760 tỷ đồng.

– Năm hoàn thành dự kiến: năm 2025.

5. Cao tốc vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh: Tân Vạn – Nhơn Trạch (dự kiến khởi công vào cuối năm 2021)

– Độ dài tuyến cao tốc: khoảng 8,75 km (dự án thành phần 1A của cao tốc vành đai 3)

– Quy mô: 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe hỗn hợp

– Lộ trình: có điểm đầu giao với đường tỉnh 25B thuộc địa phận huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai và điểm cuối giao cắt với đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây thuộc địa phận quận 9, TP.HCM.

– Tổng vốn đầu tư dự kiến: hơn 5.300 tỷ đồng.

– Năm hoàn thành dự kiến: 2025.

6. Cao tốc phía nam: Bến Lức – Long Thành (đang triển khai)

– Độ dài tuyến cao tốc: 57,09 km

– Quy mô: 4 làn xe 4 làn xe lưu thông và 2 làn dừng khẩn cấp

– Lộ trình:

  • Điểm đầu từ nút giao với đường cao tốc Hồ Chí Minh – Trung Lương ( xã Mỹ Yên, huyện Bến Lức, tỉnh Long An); đi qua địa bàn các xã: Mỹ Yên (Bến Lức), Phước Lý, Long Thượng( Cần Giuộc) của tỉnh Long An; Bình Chánh, Tân Quý Tây, Hưng Long, Đa Phước (Bình Chánh), Nhơn Đức, Long Thới (Nhà Bè), Bình Khánh (Cần Giờ) của TP. Hồ Chí Minh; Phước Khánh Vĩnh Thanh, Phước An (Nhơn Trạch), Phước Thái (Long Thành) của tỉnh Đồng Nai;
  • Điểm cuối tại nút giao với đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu tại xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

– Tổng vốn đầu tư toàn dự án giai đoạn 1: hơn 31.00 tỷ đồng

– Năm hoàn thành dự kiến: năm 2024

7. Dự án cao tốc Bắc - Nam - Vành đai 3 TP HCM: Bình Chuẩn – QL22 – Bến Lức (đang triển khai)

– Độ dài tuyến cao tốc: hơn 90 km và 8,3 km các tuyến nối

– Lộ trình:

  • Đoạn 1 (Tân Vạn – Nhơn Trạch): Từ nút giao đường cao tốc Bến Lức – Long Thành đến nút giao Tân Vạn . Chiều dài tuyến đoạn 1 là 28,4 km và thêm 8,3 km các tuyến nối (gồm tuyến nối với nút giao Thủ Đức dài 5,88 km và tuyến nối vào Khu công nghiệp Ông Kèo, Đồng Nai dài 2,42 km).
  • Đoạn 2 (Tân Vạn – Bình Chuẩn): Từ nút giao Tân Vạn đến nút giao Bình Chuẩn
  • Đoạn 3 (Bình Chuẩn – QL 22): Từ nút giao Bình Chuẩn đến nút giao QL22.
  • Đoạn 4 (QL22 – Bến Lức): Từ nút giao QL22 đến nút giao cao tốc Bến Lức – Long Thành và cao tốc TP.HCM – Trung Lương

– Tổng vốn đầu tư: giai đoạn 1 hơn 19.000 tỷ đồng

– Năm hoàn thành dự kiến: năm 2025

8. Cao tốc phía nam: TP HCM – Mộc Bài (dự kiến triển khai cuối năm 2021)

– Độ dài tuyến cao tốc: 53,5 km

– Quy mô: 4 làn xe, vận tốc từ 80-120 km/h

– Lộ trình: Điểm đầu là đường Vành Đai 3 (Hóc Môn – Tp Hồ Chí Minh); kết thúc cao tốc là khu kinh tế Mộc Bài ( Tây Ninh).

– Tổng vốn đầu tư dự kiến: 15.900 tỷ đồng

– Năm hoàn thành dự kiến: năm 2025

9. Cao tốc TP HCM – Chơn Thành (dự kiến triển khai năm 2021)

– Độ dài tuyến cao tốc: khoảng 69 km

– Quy mô dự kiến: 4-6 làn xe

– Lộ trình: Có điểm đầu tại nút giao Gò Dưa, vành đai 2 TP. Hồ Chí Minh; điểm cuối tại quốc lộ 14 tại Chơn Thành (Bình Phước).

– Tổng vốn đầu tư dự kiến: hơn 36.000 tỷ đồng

– Năm hoàn thành dự kiến: 2025.

10. Cao tốc Chơn Thành – Đức Hòa

– Độ dài tuyến cao tốc: khoảng 84 km

– Quy mô: đường cấp III, 2 làn xe, bề rộng nền đường 12,25 m

– Lộ trình: điểm đầu là cao tốc Chơn Thành – Đăk Nông thuộc huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước và điểm cuối tại km82+574 nối với đường Cao Tốc đoạn Đức Hòa – Mỹ An tại huyện Đức Hoà, tỉnh Long An.

– Tổng vốn đầu tư dự kiến: 6.800 tỷ đồng

– Năm hoàn thành dự kiến: 2024

11. Cao tốc Đức Hòa – Mỹ An

– Độ dài tuyến cao tốc: khoảng 81 km, đã được đầu tư đưa vào khai thác năm 2008.

– Quy mô dự kiến: 4 làn xe

– Lộ trình: Đức Hòa – Thạnh Hóa – Tân Thạnh – Mỹ An

– Tổng vốn đầu tư dự kiến: hơn 2.000 tỷ đồng

– Năm hoàn thành dự kiến: 2030

12. Cao tốc TP HCM – Trung Lương (đã đưa vào sử dụng)

– Độ dài tuyến cao tốc: 50 km

– Quy mô:

  • Điểm đầu tuyến là nút giao thông Chợ Đệm, thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh; đi qua địa bàn các xã, phường, thị trấn: thị trấn Tân Túc (huyện Bình Chánh) của TP. Hồ Chí Minh; Mỹ Yên, Tân Bửu, Thanh Phú, An Thạnh, Thạnh Đức (huyện Bến Lức), Nhị Thành, Bình Thạnh (huyện Thủ Thừa), Hướng Thọ Phú, Lợi Bình Nhơn (thành phố Tân An) của tỉnh Long An; 
  • Điểm cuối là nút giao thông Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, Tiền Giang.

– Tổng vốn đầu tư: 9.884 tỷ đồng

– Năm hoàn thành: 2010

13. Cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận (đã triển khai xong)

– Độ dài tuyến cao tốc: 51,1 km

– Quy mô: 4 làn xe cao tốc, mỗi làn rộng 3,5m

– Lộ trình: Điểm đầu tại nút giao Thân Cửu Nghĩa (nối tiếp đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Trung Lương, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) và điểm cuối giao với Quốc lộ 30 tại nút giao An Thái Trung (nút giao bờ Bắc cầu Mỹ Thuận, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang).

– Tổng vốn đầu tư: 12.668 tỷ đồng

– Năm hoàn thành dự kiến: cuối năm 2021

14. Cao tốc Bắc - Nam phía tây: Cao Lãnh – Vàm Cống – Rạch Sỏi (đã được đưa vào sử dụng năm 2018)

– Độ dài tuyến cao tốc: 80km

– Quy mô: đi qua các tỉnh, thành: Đồng Tháp, Cần Thơ, Kiên Giang. Hiện mặt đường đoạn từ Cao Lãnh đến Lộ Tẻ đã được thảm một lớp bê tông nhựa dày 7cm.

– Lộ trình: Điểm đầu tuyến tại thị trấn Mỹ An, thuộc huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp; Điểm cuối tại nút giao với đường tránh Rạch Giá thuộc xã Giục Tượng, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang.

– Tổng vốn đầu tư: 6.355 tỷ đồng

– Năm hoàn thành: 2018

15. Cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ (đang triển khai)

– Độ dài toàn tuyến cao tốc: 22,97 km

– Lộ trình: Điểm đầu cao tốc tại phường Tân Hòa, TP. Vĩnh Long; Điểm cuối là nút giao Chà Và kết nối QL1 (đường dẫn phía bắc cầu Cần Thơ).

– Tổng vốn đầu tư dự kiến: 4.800 tỷ đồng

– Năm hoàn thành dự kiến: 2023

16. Đường cao tốc Cần Thơ – Cà Mau

– Độ dài toàn tuyến cao tốc: 156 km

– Lộ trình: Toàn tuyến dài 156km trong đó: đoạn qua Vĩnh Long dài 10,54 km; Cần Thơ 5,45 km; Hậu Giang 20,27 km; Sóc Trăng 64,56 km; Bạc Liêu 51,89 km và Cà Mau 3,38 km.

– Tổng vốn đầu tư dự kiến: trên 64.000 tỷ đồng

– Năm hoàn thành dự kiến: năm 2025

17. Cao tốc An Hữu – Cao Lãnh

– Độ dài toàn tuyến cao tốc: 33,8 km

– Quy mô: 4 làn xe và vận tốc thiết kế đạt 100km/h.

– Lộ trình: Điểm đầu của dự án tại nút giao An Thái Trung nối với đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận, thuộc địa phận huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang); Điểm cuối nối với tuyến đường Tỉnh 856 tại TP. Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp).

– Tổng vốn đầu tư dự kiến: hơn 9.500 tỷ đồng

– Năm hoàn thành dự kiến: 2025

18. Cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng (dự kiến khởi công năm 2022)

– Độ dài toàn tuyến: 188,2 km

– Lộ trình: Điểm đầu tuyến kết nối cửa khẩu Tịnh Biên, thuộc xã Xuân Tô, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang; Điểm cuối tuyến giao với quốc lộ Nam Sông Hậu thuộc xã Trung Bình, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng, kết nối với cảng nước sâu Trần Đề.

– Tổng vốn đầu tư dự kiến: hơn 47.400 tỷ đồng

– Năm dự kiến hoàn thành: năm 2025

19. Cao tốc Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu (dự kiến triển khai năm 2024)

– Độ dài toàn tuyến: 225 km

– Quy mô: 4 làn xe, vận tốc thiết kế 80m/h

– Lộ trình: đi qua các tỉnh và thành phố: thành phố Hà Tiên, thành phố Rạch Giá, huyện Long Mỹ, huyện Thạnh Trị và thành phó Bạc Liêu.

– Tổng vốn đầu tư dự kiến: 33.000 tỷ đồng

– Năm hoàn thành dự kiến: năm 2026 (hoàn thành đưa vào khai thác)

 

Vừa rồi là thông tin của 19 tuyến cao tốc phía Nam đã, đang và sắp triển khai trong giai đoạn 2021-2025. Dự kiến sẽ có thêm tuyến đường cao tốc đầu tư trong thời gian sắp tới. Phú Minh Hưng sẽ tiếp tục cập nhật cho quý anh/chị tham khảo.