Giang Nguyễn
ĐỀ XUẤT CẤM CÁ NHÂN MÔI GIỚI BẤT ĐỘNG SẢN ĐỘC LẬP
Bộ Xây dựng vừa kiến nghị chỉnh sửa một số nội dung trong chính sách về kinh doanh môi giới bất động sản (BĐS). Đáng chú ý là cấm cá nhân môi giới BĐS độc lập. Để có cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề này. Hãy cũng Phú Minh Hưng tìm hiểu về đề xuất này ngay bài viết dưới đây.
Cụ thể, bộ Xây dựng đề nghị sửa đổi, bổ sung quy định môi giới BĐS phải có giấy chứng nhận hoàn thành khóa học. Thì mới được thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS. Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân hoạt động môi giới đều phải thành lập doanh nghiệp, văn phòng môi giới.
Phải có chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS. Cá nhân không được hoạt động môi giới độc lập… Để tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân hoạt động môi giới BĐS một cách chuyên nghiệp hơn. Nâng cao chất lượng tư vấn.
Đồng ý với đề xuất cấm cá nhân môi giới BĐS độc lập
Số liệu của Hội môi giới bất động sản Việt Nam cho thấy. Chỉ khoảng 10% môi giới đang hoạt động có chứng chỉ hành nghề, còn lại là môi giới tự do.
Bà Phạm Thị Minh Nguyệt– Giám đốc tiếp thị, Công ty Propzydịch nhận định “môi giới cần được đào tạo và đánh giá thông qua điểm số được quy định chung. Cũng như các chứng chỉ hành nghề khác. Mỗi môi giới cần có 1 mã số định danh để khách hàng có thể tra cứu, xác minh lai lịch. Cũng như quá trình hoạt động, mới có thể tin tưởng được.”
“Sự lành mạnh hóa, minh bạch hóa đang là vấn đề lớn của thị trường bất động sản. Vì vậy, nếu có thêm đội ngũ có chiều sâu về mặt chuyên môn, có tâm trong hoạt động nghề. Và có tổ chức để họ được bảo vệ, phát huy hết tố chất trong công việc. Thì là điều tốt cho thị trường bất động sản thời gian tới”
Anh Thân Hoàng Nam (29 tuổi, ngụ TP. HCM) vừa là chuyên viên môi giới cho công ty BĐS. Vừa là môi giới độc lập. Anh cho biết rằng, luôn ủng hộ việc chuyên nghiệp hoá nghề môi giới.
“Nó không chỉ có lợi cho khách hàng. Mà còn có lợi cho những người môi giới. Bởi, sẽ giúp thay đổi hình ảnh thiếu chuyên nghiệp của người môi giới trong mắt khách hàng. Đồng thời, giúp cho những người làm nghề môi giới sau này có hướng đi đúng. Có môi trường để học hỏi kiến thức một cách chính thống hơn”. Anh Nam nói.
Luồng ý kiến trái chiều
Khi đó, theo góc nhìn khác của một chuyên gia kinh tế – TS Đinh Thế Hiển đánh giá rằng. Đề xuất này của Bộ xây dựng “nghe hay nhưng không đi vào thực thế”. Bởi ông cho rằng đề xuất này vô tình làm cho người môi giới BĐS có vẻ như đang làm bất hợp pháp.
“Quy định này cuối cùng sẽ chỉ tạo ra một hình thức trung gian thôi. Khi đó, để đáp ứng theo quy định của Nhà nước, môi giới độc lập sẽ hợp thức hoá bằng cách cộng tác với sàn giao dịch. Cuối cùng lại phải mất thêm một ‘giấy phép con’. Thêm một bước khó khăn cho họ thôi. Dù rằng chúng ta cố gắng tái lập vấn đề môi giới bất động sản. Nhưng theo cách thức này thì chỉ đi vào phần ngọn thay vì phần gốc”. Chuyên gia này phân tích.
Theo những người làm chủ doanh nghiệp mua bán BĐS cho biết, việc cấm hành nghề môi giới BĐS tự do. Hơi cứng quá mức cần thiết. Bởi vì vẫn có nhiều người môi giới rất có tâm huyết với nghề và làm rất tốt.
Trong khi đó có nhiều tổ chức môi giới BĐS lại làm việc với chủ đích là lừa đảo khách hàng. Thì gây ra những hậu quả còn nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Giải pháp để nâng cao chất lượng của môi giới cá nhân
Các chuyên gia cho rằng, nếu giải quyết được từ phần gốc thì việc mua bán BĐS trở nên minh bạch. Mà nhà nước cũng dễ dàng hơn trong việc quản lý thuế, tránh bát nháo. Hay là ảnh hưởng của việc “sốt đất” hay giá ảo, lướt sóng,…
Và để quản lý thì cần phải có chế tài nghiêm để xử lý các trường hợp vi phạm nay, cho dù là cá nhân hay tổ chức. Đồng thời, phải quy định bắt buộc nhân viên môi giới BĐS. phải có đầy đủ những yêu cầu như đề xuất của Bộ Xây dựng nói trên.
Tóm lại, việc sửa đổi, bổ sung quy định như trên cũng sẽ tạo ra một nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực môi giới BĐS. Góp phần giúp thị trường phát triển lành mạnh. Tránh những hệ lụy cho người dân và cơ quan có thẩm quyền, công tác quản lý Nhà nước.