Pháp lý nhà đất: Thủ tục trước khi mua bán từ A-Z

Pháp lý nhà đất đang là chủ đề được nhiều người quan tâm. Nhất là người mua bán và đầu tư bất động sản. Bởi nhà đất là những tài sản lớn, là thành quả tích lũy trong nhiều năm mới có thể sở hữu được. Vậy pháp lý nhà đất là gì? Thủ tục pháp lý để mua bán, giao dịch nhà đất bao gồm những gì? Mời Quý anh/chị cùng tham khảo bài viết dưới đây.

phap-ly-nha-dat-2

1. Pháp lý nhà đất là gì?

Pháp lý thể hiện bản chất và nội dung, các quy luật pháp luật trong đời sống. Nghiên cứu vấn đề này cũng là nghiên cứu về thực tiễn các hoạt động quản lý cũng như áp dụng luật pháp.

Pháp lý nhà đất chính là những nguyên lý, lý luận liên quan đến quy định luật pháp về bất động sản.

2. Pháp lý mua bán nhà đất

Các điều kiện bắt buộc để bất động sản được giao dịch

Tại Điều 91 và 93 của Luật Nhà Ở Việt Nam có quy định rõ ràng. Về điều kiện để bất động sản được phép giao dịch mua bán. thừa kế, tặng cho, thế chấp, cho thuê mượn, ủy quyền quản lý,…

  • Phải có đầy đủ giấy chứng nhận quyền sở hữu đất và tài sản gắn liền với đất. (sổ đỏ, sổ hồng,…). Theo quy định của pháp luật.
  • Không vướng vào những tranh chấp về quyền sở hữu.
  • Đất nhà không bị cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền liệt kê vào danh sách chấp hành quy định hành chính hay thi hành án.
  • Đất vẫn còn thời hạn sử dụng được cho phép theo pháp luật.

Các giấy tờ quan trọng cần đảm bảo khi giao dịch

Sẽ gây ra các vấn đề rủi ro khi các vấn đề về pháp lý không được xem xét cẩn thận, kỹ lưỡng. Nhằm đảm bảo quyền lợi giữa các bên, nâng cao và thắt chặt các quyền quản lý. Thì các quy định về vấn đề này thường xuyên được thay đổi.

Các giấy tờ cần đảm bảo trong giao dịch nhà đất là:

– Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất và các tài sản gắn liền với đất (sổ đổ)

– CMND/hộ chiếu và hộ khẩu của hai bên tham gia giao dịch (CMND hoặc căn cước công dân). Các giấy tờ này phải còn hiệu lực. 

– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân: giấy chứng nhận độc thân với người độc thân. Hoặc giấy đăng ký kết hôn với người đã kết hôn. Nếu không cần có bản thỏa thuận rõ ràng giữa vợ và chồng về việc phân chia tài sản.

– Giấy thông báo lệ phí trước bạ đối với nhà đất giao dịch.

– Người bán/cho tặng/cho thuê,… Phải là chủ sở hữu của nhà đất giao dịch. Nếu trong trường hợp người tham gia giao dịch được ủy quyền bởi chủ sở hữu. Thì phải có giấy ủy quyền công chứng, CMND/hộ chiếu. Và hộ khẩu của người được ủy quyền.

– Theo Luật Đất Đai 2013 tại Khoản 3 Điều 167. Các loại giấy tờ pháp lý nhà đất cần thiết đều phải được chứng thực theo các quy định rõ ràng.

3. Thủ tục pháp lý trong mua bán nhà đất

Nhằm đảm bảo và có tính pháp lý cao cần phải nắm rõ những thủ tục này. Để tránh những rủi ro về sau.

Bước 1: Kiểm tra tính pháp lý và thực trạng của nhà đất giao dịch

Tính pháp lý của nhà đất rất quan trọng. Nhằm đảm bảo quyền lợi và sự an toàn giữa 2 bên.  Vì vậy cần phải kiểm tra tính pháp lý nhà đất

Để xác thực bạn cần kiểm tra những loại giấy tờ cần thiết như đã liệt kê bên trên. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo từ cư dân xung quanh. Hoặc đến UBND xã, phường nơi có đất. Để kiểm tra những thông tin cần thiết.

Để xác thực bạn cần kiểm tra những loại giấy tờ cần thiết như đã liệt kê bên trên. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo từ cư dân xung quanh. Hoặc đến UBND xã, phường nơi có đất. Để kiểm tra những thông tin cần thiết.

Bước 2: Lập hợp đồng mua bán/chuyển nhượng nhà đất

Khi đã xác nhận và chấp thuận mua bán/chuyển nhượng. Lúc này, hai bên cần đem đầy đủ giấy tờ cần thiết ở bước 1 để công chứng và thành lập hợp đồng. Để tiến hành quá trình giao dịch. Đồng thời, phải thực hiện nộp hồ sơ kê khai. Thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

Bước 3: Tiến hành đăng bộ sổ mới

Sau khi đã ký hợp đồng và đóng thuế đầy đủ. Người mua/nhận chuyển nhượng cần đem toàn bộ hợp đồng. Và hồ sơ, biên lai liên quan đến UBND quận/huyện.

Khi nhận được hồ sơ, Sở địa chính sẽ tiến hành thay đổi thông tin người sở hữu theo quy định.

4. Cách kiểm tra tình trạng pháp lý nhà đất

Có rất nhiều cách để kiểm tra tình trạng pháp lý nhà đất, cụ thể:

Đề nghị bên chuyển nhượng xuất trình Giấy chứng nhận

Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở được chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà ở. Khi có Giấy chứng nhận, trừ 02 trường hợp theo điểm a khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013. Và khoản 1 Điều 118 Luật Nhà ở 2014.

Để xác thực các thông tin thì có thể tự xem tại trang 2 của Giấy chứng nhận. Không vì thế mà ai cũng phát hiện được Giấy chứng nhận thật, giả. Vì vậy, cách kiểm tra xem nhà đất có hay không có Giấy chứng nhận, kể cả khi đặt cọc. Là yêu cầu bên chuyển nhượng xuất trình Giấy chứng nhận.

Kiểm tra thời hạn sử dụng đất

Căn cứ khoản 7 Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, thời hạn sử dụng đất:

– Đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thì ghi thời hạn theo quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất thì ghi thời hạn sử dụng được công nhận theo quy định của pháp luật về đất đai.

– Trường hợp sử dụng đất có thời hạn thì ghi “Thời hạn sử dụng đất đến ngày …/…/… (ghi ngày tháng năm hết hạn sử dụng)”.

– Thời hạn sử dụng đất là ổn định lâu dài thì ghi “Lâu dài”.

– Thửa đất ở có vườn, ao mà diện tích đất ở được công nhận là một phần thửa đất thì ghi thời hạn sử dụng đất theo từng mục đích sử dụng đất “Đất ở: Lâu dài; Đất… (ghi tên mục đích sử dụng theo hiện trạng thuộc nhóm đất nông nghiệp đối với phần diện tích vườn, ao không được công nhận là đất ở): sử dụng đến ngày …/…/… (ghi ngày tháng năm hết hạn sử dụng)”.

Cách kiểm tra đất thuộc quy hoạch, thế chấp, tranh chấp

– Kiểm tra tại các cơ quan có thẩm quyền liên hệ với UBND phường/xã; phòng Tài nguyên và Môi trường quận/huyện, văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh quận/huyện…để nhờ cung cấp thông tin, Việc này giúp bên mua nắm rõ tình trạng bất động sản có đang tranh chấp, thế chấp hay không? Có thuộc diện bị thu hồi hoặc quy hoạch dự án nào không?…

– Hoặc xin thông tin tại Văn phòng đăng ký đất đai, cụ thể:

Căn cứ Điều 9 Thông tư 34/2014/TT-BTNTM, các hình thức khai thác thông tin đất đai gồm:

  •  Khai thác thông tin đất đai qua mạng internet, cổng thông tin đất đai, dịch vụ tin nhắn SMS.
  • Khai thác thông tin đất đai thông qua phiếu yêu cầu hoặc văn bản (hợp đồng).
phap-ly-nha-dat-thu-tuc

Pháp lý là yếu tố đầu tiên để khách hàng quyết định đầu tư vào một dự án bất động sản. Khi một dự án có pháp lý rõ ràng thì quyền lợi của giới đầu tư, người dân mua nhà cũng nhờ thế mà được đảm bảo. Do vậy, một dự án đầy đủ pháp lý, minh bạch đúng luật. Chính là yếu tố quyết định để khách hàng chọn mua dự án.

Bài viết trên là các thông tin về pháp lý nhà đất cần thiết khi giao dịch. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp quý anh/chị có thêm thông tin. Và tránh được những rủi ro trong quá trình đầu tư hoặc mua bán. Chúng tôi cũng thường xuyên cập nhật các bài viết tư vấn về pháp lý bất động sản đầy đủ, chính xác. Kính mời Quý anh/chị cùng tham khảo!

Bài Viêt Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *