Người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam | Quy định mới nhất

Người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam ngày càng nhiều. Bởi hiện nay, hạ tầng và kinh tế của các thành phố lớn phát triển vượt bậc. Việc đó đã thu hút các chuyên gia đầu tư và người nước ngoài đến đây làm việc và học tập. Điều này dẫn đến nhu cầu nhà ở ngày càng tăng. Vậy, những người nước ngoài cần làm gì khi muốn mua nhà ở tại Việt Nam? Dưới đây là cẩm nang dành cho người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam.

Người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam có được không?

Người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam là hoàn toàn được. Theo như quy định tại khoản 3 Điều 7 Luật Nhà ở năm 2014, đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam là “Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này”

Những loại nhà người nước nước ngoài được sở hữu là: nhà ở thương mạinhà chung cư.

The Standard Central Park Bình Dương
Nhà phố The Standard Central Park Bình Dương

Cá nhân tổ chức nước ngoài sở hữu nhà ở dưới các hình thức: mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế.

Các đối tượng nào thuộc diện người nước ngoài được mua nhà ở Việt Nam?

Theo quy định tại Điều 159 Luật Nhà ở 2014. Cá nhân, tổ chức nước ngoài sau đây được quyền sở hữu nhà tại Việt Nam:

– Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam. Việc đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án phải tuân theo quy định của Luật nhà ở. Các luật khác có liên quan đến lĩnh vực đầu tư nước ngoài;

– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh. Văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài. Và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam;

– Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

Vậy không phải mọi cá nhân là người nước ngoài đều được mua nhà ở tại Việt Nam. Cá nhân là người nước ngoài thuộc một trong hai đối tượng. Gồm cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam; Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì được quyền sở hữu nhà tại Việt Nam.

Thời hạn sử dụng nhà của người nước ngoài tại Việt Nam

Căn cứ Khoản 3 Điều 7 Nghị định 99/2015/NĐ-CP. Cá nhân nước ngoài khi mua nhà ở tại Việt Nam được sở hữu tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận.

Khi hết thời hạn sở hữu ghi trong giấy chứng nhận. Nếu chủ sở hữu nhà ở đó có nhu cầu gia hạn thêm thì được Nhà nước xem xét, gia hạn.

thời hạn sử dụng nhà

Điều kiện để người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam là gì?

Theo Điều 74 Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở, người nước ngoài để được mua nhà tại Việt Nam thì phải có giấy tờ chứng minh. Cụ thể như sau:

Trường hợp 1: Điều kiện với tổ chức

– Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt Nam.

– Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp còn hiệu lực tại thời điểm ký hợp đồng mua nhà, thuê mua nhà ở.

Trường hợp 2: Điều kiện với cá nhân

Cá nhân người nước ngoài phải đáp ứng 02 điều kiện sau:

– Có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam.

– Không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao.

Người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam cần những thủ tục gì?

thủ tục mua nhà

Căn cứ Luật Nhà ở 2014, thủ tục để cá nhân nước ngoài thực hiện giao dịch mua bán nhà ở tại Việt Nam được quy định:

Bước 1: Kiểm tra các điều kiện của nhà ở

Người nước ngoài chỉ được mua, thuê mua nhà ở. Nằm trong danh mục dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại cho phép người nước ngoài được sở hữu nhà ở. Trước khi ký kết hợp đồng, bạn cần kiểm tra điều kiện của nhà ở dự định mua. Việc kiểm tra có thể được thực hiện bằng cách:

– Kiểm tra nhà ở có nằm trong danh mục cho phép người nước ngoài được sở hữu do Sở Xây dựng cho phép không.

– Kiểm tra các giấy tờ pháp lý của nhà ở, dự án.

  • Đối với nhà chung cư cần kiểm tra: Quyết định phê duyệt dự án; Hợp đồng cho thuê hoặc quyết định giao đất để xây dựng nhà ở; Biên bản bàn giao đất; Bản vẽ sơ đồ mặt bằng.
  • Đối với nhà ở riêng lẻ cần kiểm tra: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất.

Bước 2: Giao kết hợp đồng mua bán nhà ở cho người nước ngoài

Người nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam có thể giao dịch trực tiếp với chủ; hoặc cũng có thể mua nhà ở thông qua sàn giao dịch bất động sản. Trong trường hợp nào đi chăng nữa thì bạn cũng cần lập hợp đồng mua nhà ở.

Nội dung hợp đồng mua bán nhà ở gồm nhiều điều khoản, về cơ bản bắt buộc phải có các nội dung gồm: Thông tin các bên giao dịch; thông tin cụ thể, chi tiết về nhà ở; giá trị giao dịch và hình thức, tiến độ thanh toán; quyền và nghĩa vụ, cam kết của các bên.

Về hình thức: hợp đồng mua bán nhà ở cần được công chứng, chứng thực theo quy định.

Bước 3: Xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở

Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà là tài liệu giúp chứng minh quyền sở hữu. Đảm bảo quyền lợi của người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Để được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, bên bán. Hoặc người nước ngoài mua nhà cần chuẩn bị các tài liệu gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở. (Bản tiếng anh và tiếng Việt);
  • Bản sao hộ chiếu; bản sao các giấy tờ chứng minh người người nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà;
  • Bản chính Hợp đồng mua bán; Giấy xác nhận về mua căn hộ qua sàn giao dịch bất động sản;
  • Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở của bên bán Theo quy định của pháp luật về nhà ở.
  • Biên lai nộp thuế, lệ phí khi mua bán nhà.

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đối với người nước ngoài tại Việt Nam là UBND tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương.

 

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, bạn có thể nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền bằng cách: Nộp trực tiếp; Nộp hồ sơ thông qua dịch vụ bưu chính; hoặc ủy quyền cho cá nhân/Luật sư nộp và thực hiện thủ tục liên quan. Để được cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà cho người nước ngoài.

Bước 4: Nhận Giấy chứng nhận

giấy chứng nhận

Trường hợp nào thì người nước ngoài không được mua nhà ở Việt Nam?

Lưu ý rằng không phải tất cả các dự án tại Việt Nam người nước ngoài đều được mua. Mà sẽ có danh mục nêu cụ thể các dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn. Mà tổ chức, cá nhân nước ngoài không được phép sở hữu do Sở Xây dựng công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử. Căn cứ vào điểm a, khoản 1 điều 76 Nghị định 99/2015/NĐ-CP.

Ngoài ra, khoản 2 điều 76 nghị định này cũng nêu rõ hơn về vấn đề này: Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Chỉ được mua, thuê mua nhà ở của chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở. Mua nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 7 của Nghị định này

Và chỉ được nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở của hộ gia đình, cá nhân hoặc nhận tặng cho nhà ở của tổ chức trong số lượng nhà ở theo quy định. Tại Khoản 3, Khoản 4 Điều này tại các dự án đầu tư xây dựng nhà ở được phép sở hữu

Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài được tặng cho, được thừa kế nhà ở tại Việt Nam nhưng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì giải quyết theo quy định tại Điều 78 của Nghị định này”.

nguoi-nuoc-ngoai-mua-nha-o-viet-nam-3

Ngoài việc nắm rõ điều kiện, khu vực được mua nhà ở. Thì người nước ngoài cần biết quy định về hồ sơ, thủ tục mua nhà theo quy định pháp luật Việt Nam. Bài viết trên, Phú Minh Hưng đã cung cấp một số thông tin cho quý anh/chị khi có nhu cầu mua nhà ở tại Việt Nam. Để được tư vấn và hỗ trợ về pháp lý bất động sản hoặc các sản phẩm nhà ở thương mại, chung cưQuý anh/chị vui lòng liên hệ số hotline 0785.59.69.79. Đảm bảo uy tín,  chất lượng nhất.

Bài Viêt Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *