Từ một tỉnh ven biển, Vũng Tàu đang dần chuyển mình thành thành phố công nghiệp và du lịch. Bên cạnh đầu tư dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng, các khu công nghiệp Vũng Tàu xuất hiện ngày càng nhiều. Quy mô đầu tư ngày càng lớn. Hãy cùng Phú Minh Hưng tìm hiểu về những khu công nghiệp lớn nhất tại tỉnh này nhé!
Tiềm năng phát triển các khu công nghiệp Vũng Tàu
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, các khu công nghiệp Vũng Tàu có nhiều tiềm năng để phát triển. Hiện nay, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sở hữu cảng biển Cái Mép – Thị Vải, 1 trong 19 cảng nước sâu lớn nhất thế giới. Chuyên chở 40% sản lượng hàng hóa cho khu vực Đông Nam Bộ. Đây cũng là tỉnh có hệ thống dàn khoan dầu khí lớn nhất Việt Nam. Tính đến đầu tháng 8/2021, sản lượng khai thác của PVEP đạt 2,07 triệu tấn, tổng doanh thu đạt 17.061 tỷ đồng.
Hệ thống các nhà máy sản xuất điện như Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ, Nhà máy nhiệt điện Bà Rịa… Giúp Vũng Tàu cung cấp điện năng cho cả khu vực phía Nam. Nguồn nguyên liệu phong phú cũng là thế mạnh để phát triển công nghiệp chế biến thủy hải sản… Hệ thống cảng biển, điện năng, khí đốt, vùng nguyên liệu nông lâm, thủy hải sản… giúp Bà Rịa – Vũng Tàu đủ nguồn lực xây dựng các khu công nghiệp lớn.
Khu công nghiệp Vũng Tàu được đầu tư quy mô về số lượng và chất lượng
Mặc dù là thành phố công nghiệp trẻ, các dự án khu công nghiệp Vũng Tàu được tập trung đầu tư quy mô. Vừa tăng dần về số lượng, vừa đảm bảo chất lượng, phát triển chọn lọc theo chiều sâu. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 805 dự án khu công nghiệp. Trong đó có 23 dự án công nghiệp chất lượng cao, 77 dự án công nghiệp hỗ trợ. Về quy mô, Vũng Tàu có 17 khu công nghiệp lớn với tổng diện tích 9.000 hecta. Tổng diện tích đất cho thuê hơn 3.000 hecta. Tỷ lệ lấp đầy chiếm 52,35%.
Giai đoạn 2021 – 2025,Vũng Tàu sẽ tiếp tục phát triển các khu công nghiệp lớn tại Xuyên Mộc, Đất Đỏ, Phú Mỹ. Đến năm 2030, Vũng Tàu đầu tư mới 4 khu công nghiệp công nghệ cao. Dự kiến đặt tại huyện Châu Đức, với tổng diện tích 5.700 ha. Các khu công nghiệp Bà Rịa Vũng Tàu cũng được định hướng phát triển gắn với bảo vệ môi trường. Đảm bảo hệ sinh thái bền vững. Nhờ đó thu hút các nhà đầu tư lớn từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan…
Danh sách các khu công nghiệp Vũng Tàu
Sau đây là danh sách tổng hợp khu công nghiệp Bà Rịa Vũng Tàu mới nhất do Phú Minh Hưng cập nhật.
1. Khu công nghiệp Châu Đức Suối Nghệ
Khu công nghiệp đô thị Châu Đức thuộc địa bàn 2 xã Nghĩa Thành và Suối Nghệ. Năm 2008, dự án này được chính thức được thành lập và đi vào hoạt động. Quy mô dự kiến là 2.200 ha. Đến năm 2019, được mở rộng quy hoạch lên đến 2.287 ha. Trong đó có 1.566,14 ha đất công nghiệp, 689 ha đất đô thị. Sở hữu vị trí gần trung tâm Bà Rịa – Vũng Tàu, KCN Châu Đức có rất nhiều lợi thế kết nối giao thông. Dễ dàng liên kết trực tiếp với các khu công nghiệp trên địa bàn và các vùng lân cận.
Tính đến năm 2020, Khu công nghiệp Châu Đức thu hút hơn 80.000 lao động. Thu hút hơn 60 nhà đầu tư từ: Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ. Tỷ lệ lấp đầy đạt 50%, hướng tới đạt 80% vào năm 2022. Kết hợp 2 mô hình khu công nghiệp đô thị và sân golf, KCN Châu Đức Suối Nghệ có tiềm năng phát triển lớn. Khẳng định vị thế là trung tâm công nghiệp của Bà Rịa -Vũng Tàu. Dự án đồng thời còn tạo sức hút cho thị trường bất động sản Vũng Tàu. Với quỹ đất cho thuê còn lớn, Bất động sản công nghiệp Châu Đức trở thành “điểm vàng” thu hút các nhà đầu tư.
2. Khu công nghiệp Đông Xuyên Vũng Tàu
Thành lập từ năm 1996, Khu công nghiệp Đông Xuyên Vũng Tàu nằm trên tuyến đường 30/4, TP.Vũng Tàu. Với tổng diện tích 160,8 hecta, trong đó đất công nghiệp là 104,3 hecta. Hơn 20 năm hoạt động, dự án có tỉ lệ lấp đầy lên đến 100%.
Nằm ngay trung tâm TP. Vũng Tàu, khu công nghiệp Đông Xuyên có hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh. Tổng mức đầu tư dự án là 352,36 tỷ đồng. Lại thuận tiện giao thương với các tuyến đường huyết mạch trọng điểm. Đặc biệt cao tốc Biên Hòa Vũng Tàu kết nối Sân bay quốc tế Long Thành và cảng Cái Mép – Thị Vải. KCN Đông Xuyên Vũng Tàu dễ dàng thu hút lực lượng lao động lớn. Nhu cầu nhà ở tăng cao cũng tạo tiền đề thúc đẩy giá bất động sản khu vực Đông Xuyên tăng trưởng mạnh mẽ.
3. Khu công nghiệp Mỹ Xuân
Khu công nghiệp Mỹ Xuân gồm 2 cơ sở: Khu công nghiệp Mỹ Xuân A và Khu Công nghiệp Mỹ Xuân B1. Trong đó Khu công nghiệp Mỹ Xuân A đi vào hoạt động năm 2002, thuộc địa phận phường Mỹ Xuân, thị xã Phú Mỹ. Với tổng diện tích là 302,4 hecta, diện tích đất công nghiệp chiếm 230,2 ha. Với tính chất công nghiệp đa ngành, thu hút được nhiều nhà đầu tư trong nhiều lĩnh vực. Bao gồm: Vật liệu xây dựng; Công nghiệp thực phẩm; Sản xuất, chế tạo, cơ khí; Dệt may…
Khu công nghiệp Mỹ Xuân thu hút nhiều nhân công trong và ngoài tỉnh
Khu công nghiệp Mỹ Xuân hiện đã đạt 100% tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp cho thuê. Ở đây có nhiều dự án lớn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tiêu biểu như: Nhà máy gốm sứ Bạch Mã, Nhà máy của Công ty bia Heineken. Nhà máy gốm xứ Viglacera, Nhà máy của Công ty Lixil.
4. Khu công nghiệp Đất Đỏ
Khu công nghiệp Đất Đỏ còn được gọi là khu công nghiệp Đất Đỏ 1. Được thành lập năm 2009, nằm trên địa phận xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ. Tổng diện tích quy hoạch gần 500 ha, trong đó đất công nghiệp cho thuê là 377,22 ha. Diện tích kho bãi là 15,9 ha, tỉ lệ lấp đầy toàn khu là 71,29%. Lợi thế của nơi đây là có vị trí giao thương thuận tiện. Tiếp giáp QL 55 đi Bình Thuận, Quốc lộ 51 đi Đồng Nai, TP. HCM. Vị trí tâm điểm nên di chuyển đến TP. Vũng Tàu, TP Bà Rịa, cảng Cái Mép, cảng SP-PSA, cảng Phú Mỹ đều thuận lợi.
KCN Đất Đỏ 1 sở hữu cơ sở hạ tầng hoàn thiện. Các tuyến đường nội khu, nhà máy xử lý nước, hệ thống ngân hàng, đường điện, cấp thoát nước, đèn chiếu sáng đều hoàn chỉnh. Sát đó, khu dân sinh hiện hữu rộng 100 ha cũng đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người lao động. Sẵn sàng phục vụ cho nhà đầu tư, doanh nghiệp trong quá trình sản xuất. Vì vậy, đã có 3 dự án lớn với mức kinh phí lên đến 23,5 triệu USD mong được đầu tư tại đây. Đây là tín hiệu đáng mừng cho việc phát triển khu công nghiệp Đất Đỏ 1 nói riêng. Và các dự án khu công nghiệp Vũng Tàu nói chung.
5. Khu công nghiệp Phú Mỹ
Khu công nghiệp Phú Mỹ được chia thành 3 khu công nghiệp chính. Khu công nghiệp Phú Mỹ 1 được thành lập năm 1998, do Công ty IZICO làm chủ đầu tư. Với tổng số vốn đầu tư xây dựng là 1.722 tỷ đồng và chiếm tổng diện tích đất công nghiệp cho thuê là 754,36 ha.
Khu công nghiệp Phú Mỹ 2: Với chủ đầu tư là Tổng công ty IDICO – CTCP. Được thành lập năm 2004, với diện tích đất quy hoạch là 620,6 ha. Khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ 3: có tổng diện tích là 1,046 ha, có vị trí chiến lược chỉ cách Cảng Cái Mép-Thị Vải 2 km. Khu công nghiệp Phú Mỹ 3 là sự kết hợp hoàn hảo giữa cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đây là khu công nghiệp với loại hình sản xuất công nghiệp nặng, hóa chất, thiết bị y tế, dược phẩm, thực phẩm, công nghiệp hỗ trợ…
6. Khu công nghiệp Gò Dầu
Được hoàn thành năm 1995 với chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Sonadezi Long Bình. Khu công nghiệp Gò Dầu có tổng diện tích là 210 hecta, thuộc địa phận xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Đây là nơi duy nhất có hệ thống cảng nội khu hoàn chỉnh, chịu được trọng tải công suất 30.000 DWT. Đây là khu công nghiệp đang thành công nhất hiện tại vì khai thác được toàn bộ thế mạnh khi vào hoạt động. Giúp giao thông thuận lợi, vận hành đúng quy hoạch, mang lại lợi thế đặc biệt về vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy và gần nguồn cung cấp khí gas tự nhiên từ Bà Rịa – Vũng Tàu.
7. Khu công nghiệp Cái Mép
Khu công nghiệp Cái Mép được thành lập vào năm 2002, thuộc thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Với diện tích tổng là 670 ha, diện tích đất cho thuê lên đến là 463 ha. Chủ đầu tư là Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn, thời gian hoạt động là 50 năm, đến 10/05/2052.
Đây là khu công nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp nặng, cần cảng chuyên dùng như: Chế biến thực phẩm; Luyện kim; Các ngành cơ khí chế tạo; Ngành công nghiệp chế biến khí đốt, xăng dầu; Dịch vụ vận tải biển. Khu công nghiệp Cái Mép đạt tỷ lệ lấp đầy khoảng 60 % với diện tích cho thuê trên 150 hecta.