Pháp lý đầy đủ của một dự án bất động sản

Pháp lý dự án đối với người mua hay người bán từ trước đến nay luôn được đánh giá là yếu tố cốt lõi. Có tính chất quyết định đến sự “thành công”. Là một trong những điều quan trọng cần phải tìm hiểu. Và xác định rõ trước khi đưa ra quyết định mua hoặc đầu tư.

Pháp lý dự án là toàn bộ những giấy tờ, hồ sơ mà một dự án đầu tư cần phải có theo quy định của pháp luật. Điển hình của pháp lý dự án như Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500. Giấy phép xây dựng, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,… Các thủ tục pháp lý này luôn gắn liền với dự án từ khi chuẩn bị, triển khai đến lúc hoàn thành.

Hôm nay, Phú Minh Hưng sẽ đem đến cho quý anh chị thông tin về những loại giấy tờ liên quan đến những dự án bất động sản.

 

 

Giấy phép kinh doanh bất động sản của chủ đầu tư

Giấy phép kinh doanh và đầu tư bất động sản được các cơ quan có thẩm quyền cấp. Giấy phép này chứng nhận cho việc chủ đầu tư dự án có quyền được kinh doanh. Và đầu tư bất động sản hay không. Một chủ thể thông thường khi sở hữu đất mà không có giấy phép kinh doanh thì sẽ không có quyền thương mại mở bán công khai. Một chủ đầu tư uy tín đầu tiên phải là chủ đầu tư được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh và đầu tư bất động sản.

Những hệ lụy khi một chủ đầu tư không có giấy phép kinh doanh bất động sản:

  • Khi bị thanh tra những dự án đang xây dựng hoặc đang triển khai sẽ bị buộc dừng hoạt động. Các chủ đầu tư sẽ phải hoàn tất thủ tục để tiếp tục đầu tư xây dựng bất động sản.
  • Khi không có giấy phép kinh doanh, chủ đầu tư sẽ không được mở bán công khai cho nhiều người. Hoạt động này sẽ trái pháp luật và sẽ bị xử lý theo quy định.
  • Có thể tiến hành thu hồi hoặc niêm phong với chủ thể không xuất trình được giấy phép. Hành vi kinh doanh, xây dựng sẽ là trái pháp luật nếu chưa được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền.
loại đất thổ cư

Phê duyệt quy hoạch 1/500

Quy hoạch 1/500 (quy hoạch chi tiết 1/500) cùng với quy hoạch chi tiết 1/2000 là hai bản quy hoạch được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Đối với các công trình xây dựng ở các khu đô thị. Cũng có thể hiểu là, quy hoạch 1/500 là bản quy hoạch chi tiết xây dựng cụ thể hóa các hạng mục công trình theo quy hoạch 1/2000. Giữa các bản quy hoạch này phải đảm bảo sự thống nhất chung.

 

Thông qua quy hoạch 1/500, người mua đất dự án xây dựng có thể xác minh được tính pháp lý của lô đất đang muốn mua. Nếu phát hiện có sai sót thông tin thể hiện trên bản quy hoạch này. Thì bạn nên tìm hiểu kỹ lưỡng nhằm hạn chế rủi ro trong tương lai.

 

Cụ thể, bản tổng thể quy hoạch 1/500 bắt buộc phải thể hiện đầy đủ các chỉ tiêu. Như dân số, hạ tầng xã hội, không gian kiến trúc. Giữa các chỉ tiêu không được có sự rời rạc mà phải có sự ràng buộc với nhau. Thông qua các yếu tố thực tế như hàng rào, đường đi của công trình.

hình ảnh nhà dân

Một dự án khi chưa có quy hoạch 1/500 chi tiết:

  • Là một dự án chưa có thiết kế hợp pháp. Các cơ quan thẩm quyền  chưa phê duyệt các mục có tại dự án. Khi chưa có 1/500 mà đã mở bán dự án. Thì khách hàng có thể đối mặt với nguy cơ bị thay đổi kết cấu các sản phẩm bất động sản. Diện tích, mặt bằng, vị trí các bất động sản sẽ bị thay đổi.
  • Chưa có quy hoạch 1/500 có thể dự án chưa có đầy đủ tình pháp lý. Có thể dự án chưa có sổ hồng quỹ đất, chưa có quyết định giao đất….Khách hàng sẽ phải đối mặt với nguy cơ cao bất động sản ảo hoặc bất động sản lừa đảo.

Giấy phép xây dựng

Giấy phép xây dựng là giấy tờ mà cơ quan Nhà nước cho phép cá nhân, tổ chức được xây dựng nhà cửa, công trình,…. Theo nguyện vọng của mình nhưng phải trong phạm vi được cấp phép. Người mua cần phải lưu ý kiểm tra giấy phép xây dựng một cách cẩn thận. Vì nếu không, bạn sẽ đối mặt với rủi ro bị xử phạt như các quy định đề cập ở trên. Khi đó, không ai đảm bảo được bạn sẽ không bị mất quyền lợi khi bị xử lý.

Các điều kiện cho một dự án được cấp phép xây dựng:

  • Phù hợp với quy hoạch xây dựng chi tiết được duyệt.
  • Các công trình xây dựng, nhà ở riêng kẻ trong khu bảo tồn di sản văn hóa, di tích văn hóa. Phải được đảm bảo mật độ xây dựng, đất trồng cây xanh, nơi để các loại xe. Không làm ảnh hưởng đến cảnh quan và môi trường.
khu dân cư
  • Bảo đảm khoảng cách theo quy định đối với công trình vệ sinh, kho chứa hoá chất độc hại. Các công trình khác có khả năng gây ô nhiễm môi trường. Không làm ảnh hưởng đến người sử dụng ở các công trình liền kề xung quanh.
  • Bảo đảm các quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng thiết kế đô thị. Các yêu cầu về an toàn đối với công trình xung quanh.
  • Đối với công trình nhà cao tầng cấp đặc biệt, cấp I phải có thiết kế tầng hầm. Trừ các trường hợp khác có yêu cầu riêng về thiết kế tầng hầm.

Sổ hồng quỹ đất

Sổ hồng (sổ đỏ) hay còn được gọi là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đây là giấy tờ pháp lý cao nhất mà một chủ thể có thể sở hữu tại Việt Nam. Sổ hồng như là một minh chứng tốt nhất và rõ nét nhất về tính minh bạch và tính pháp lý đối với đất đai. Một dự án khi có sổ hồng quỹ đất tức là diện tích đất đó đã được nhà nước cấp phép sử dụng.

Mọi dự án bất động sản đều phải có sổ hồng quỹ đất. Từ sổ hồng quỹ đất mới có thể phân chia ra nhiều lô đất khác nhau. Sổ hồng phải được các cơ quan có thẩm quyền cấp và có phôi riêng của cơ quan chuyên môn. Thông thường đối với các dự án bất động sản. Thẩm quyền phê duyệt thường là cấp thành phố hoặc cấp tỉnh.

Văn bản nghiệm thu phần móng

Theo luật bất động sản 15/07/2015 thì yêu cầu phải có biên bản nghiệm thu phần móng mới được ký hợp đồng mua bán trong dự án bất động sản. Văn bản nghiệm thu phần móng thật chất là việc chứng nhận việc chủ đầu tư thi công dự án. Là cơ sở chính để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các khách hàng sau này. Việc chủ đầu tư xây dựng và được nghiệm thu sẽ chúng tỏ một điều rằng chủ đầu tư rất chú trọng. Và sẽ xây dựng lên dự án bất động sản. Hợp đồng mua bán có tính pháp lý cao hơn khi dự án xảy ra sự cố.

Một số loại hợp đồng mà khách hàng không nên ký bởi khả năng sẽ rủi ro cao như:

  • Hợp đồng góp vốn: Đây là hợp mang tính chất khách hàng sẽ cùng với chủ đầu tư góp tiền vào để xây dựng dự án. Loại hợp đồng có rủ ro cao bởi chỉ cần chủ đầu tư phá sản . Hoặc dự án kéo dài thi công sẽ khiến tài sản của khách hàng bị hao hụt hoặc mất đi.
  • Hợp đồng ký quỹ: Đây là hợp đồng dạng như đặt chỗ trước nhưng có các điều khoản mang tính chất pháp lý cao hơn. Tuy nhiên loại hợp đồng này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi chỉ cần dự án bị kéo dài chưa được mở bán. Khách hàng sẽ bị treo tiền tại dự án.

Giấy tờ bảo lãnh của ngân hàng

Việc này nhằm đảm bảo nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư với dự án hình thành trong tương lai. Trong trường hợp chủ đầu tư không xây dựng dự án hoặc gặp rủi ro nào đó. Thì phần rủi ro này ngân hàng sẽ thay mặt chủ đầu tư chịu trách nhiệm hoàn trả lại tiền cho khách hàng. Ngoài ra các ngân hàng bảo lãnh cũng chính là các ngân hàng có các chương trình vay ưu đãi khi mua bất động sản. Những ưu đãi này có thể lên tới 65 – 70% giá trị bất động sản.

Một số giấy tờ khác

  • Giấy phép phòng cháy chữa cháy:  Công tác phòng cháy chữa cháy tại các bất động sản được chú trọng trong những năm gần đây. Giấy phép phòng cháy chữa cháy cũng từ đó là một phần pháp lý của dự án. Sau những vụ hỏa hoạn khiến nhiều tài sản và tính mạng con người bị thiệt hại. Nhà nước đã siết chặt hơn công tác thanh kiểm tra hoạt động phòng cháy chữa cháy. Các dự án bất động sản không có giấy phép phòng cháy chữa cháy sẽ khiến khách hàng không yên tâm.
  • Các giấy tờ thuế liên quan: Thuế là nghĩa vụ mà các chủ đầu tư cần thực hiện đối với nhà nước. Các giầy tờ thuế liên quan đến đất đai và các vấn đề khách cũng đóng vai trò rất quan trọng. Chỉ cần chủ đầu tư dự án không hoàn thành nghĩa vụ hoặc trốn thuế sẽ dẫn đến dự án ngừng hoạt động. Nhà nước sẽ truy thu và xử lý các sai phạm

Bài Viêt Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *